Khổ đau là một trạng thái khó chịu xuất phát từ tâm trí hoặc bên ngoài thân xác. Khổ đau làm cho con người mất đi ý chí trong cuộc sống theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Trong đó, đau khổ trong tâm trí mang tầm ảnh hưởng trầm trọng nhất đối với thân chủ.
8 cái khổ lớn nhất của con người
Sau khi thành đạo và đi thuyết pháp đến các tỳ kheo, ngài đã đúc kết được, con người có 8 cái khổ đau
1. Sinh:
Khi sinh ra, tức là con người đã chuẩn bị để trải qua các quá trình từ trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành. Đứa trẻ ấy sắp chuẩn bị vào cuộc hành trình của con người, nếm đủ vị đắng cay, ngọt từ cuộc sống. Đời đứa trẻ sẽ có lúc vui và cũng có lúc buồn, trầm cảm.
2. Lão:
Đời người khi sinh ra còn trẻ rồi cũng sẽ đến lúc cơ thể không còn trẻ đẹp, mọi cơ quan bắt đầu lão hóa. Khi quan sát chứng kiến sự lão hóa của cơ thể, con người thương không cầm lòng được, khó mà kiểm soát được sự buồn.
3. Bệnh:
Là nỗi khổ đau thứ 3, cơ thể con người có lúc sẽ khỏe mạnh nhưng cũng có lúc sẽ ốm đau. Ốm đau đem đến rất nhiều cảm xúc tiêu cực, người bệnh cảm thấy đau khổ khi biết tin mình không sống được bao lâu. Ngoài ra, sự khổ đau ấy cũng lan tỏa đến những người thân xung quanh khi họ chứng kiến người nhà mình đang phải chịu đựng bệnh tật.
4. Tử:
Chết chưa phải là hết nên cũng không có gì rất đáng sợ, con người sẽ có khởi đầu mới đế tiếp tục học các bài học khi còn cơ hội tái sinh. Nhưng, cảm giác luyến tiếc, sợ chết làm cho con người phải khổ đau khi biết mình sắp đối diện với cái chết.
5. Yêu thương mà phải chia lìa:
Không có khổ đau nào bằng nỗi đau có người thân nhưng không thể gặp được họ. Nỗi khổ của nhớ nhung, khát khao được gặp người thân nhưng lại không được. bởi vì thế, con người thường khôn chịu đựng được việc yêu thương nhưng lại phải chia lìa nên thề nguyền sống chết với nhau.
6. Oán hận lâu dài:
Có một câu nói rất hay chính là bạn tức giận người khác giống như việc bạn uống thuốc độc nhưng lại mong người đó chết vậy. Vì oán hận không làm ta tốt hơn cũng không làm cho đối phương xấu đi, năng lượng của sự oán hận sẽ kéo cuộc sống của chúng ta đi xuống. Nhưng nhiều người vẫn cố mê cho rằng làm sao có thể bỏ qua mọi việc dễ dàng như vậy với người làm tổn thương mình.
7. Cầu mà không được:
Cái khổ này được mô tả giống như một sợi dây thun được kéo căng để truy cầu điều gì đó. Một khi, không thể được điuè mình muốn, sợi dây sẽ bắn ngược trở lại gây tổn thương cho chính ta. Nếu chúng ta cố gắng hết sức để truy cầu mà vẫn không được thì học cách buông, vì sau tất cả, chính chúng ta cũng là người nhận lấy nỗi đau này.
8. Bị mê hoặc bởi những điều thấy được:
Cõi này chỉ là cõi tạm nhưng nhiều người lại nhìn thấy nó như thật và bị mê hoặc bởi những dục vọng xung quanh. Cuộc sống chỉ hạnh phúc khi ta biết đủ và dừng lại, tuy vậy, nhiều người chưa có thì họ khao khát có cho bằng được, khi có rồi, họ lại muốn hơn thế nữa.
Cứ như thế, họ sẽ muốn hết điều này tới điều khác không có điểm dừng. Cái khổ này là luôn muốn thỏa mãn bản thân mình từ những thứ bên ngoài, cho nên họ không thể nào tìm được sự an lạc từ bên trong mình.
Nguyên nhân cốt tủy của khổ đau
Theo pháp thiền Tất cả chỉ là ý nghĩ, pháp thiền hiện đại, cho rằng: Tất cả khổ đau của con người đều xuất phát từ tâm trí. Tâm trí khởi sinh những ý nghĩ lo sợ, mong cầu, oán hận, tham, sân, si… và khi ta đồng hóa mình với những ý nghĩ ấy, cho rằng “Ta” chính là chúng, lúc đó, đau khổ hình thành.
Để chi tiết hơn, chúng ta hãy xem 8 cái khổ mà Phật Thích Ca đề cập bên trên:
Sinh: Cuộc đời luôn có lúc thăng trầm, khi sinh ra ta sẽ phải trải nghiệm cả thảy mọi thứ. Khổ sinh ra khi ta đồng hóa mình với những trải nghiệm trong cuộc sống, trải nghiệm có thể vui, cũng có thể buồn đau khổ.
Lão: Các câu hỏi như không biết mình sẽ đi đâu, chết rất đau… đều xuất phát từ sự lo sợ trong tâm trí mà ra.
Bệnh: Tất cả căn bệnh đều xuất phát từ một thứ duy nhất chính là Nhân, có nhân ắt có Quả. Nhân Quả quan trọng nhất chính là Nhân Quả trong tâm trí, “Thế giới bên trong tạo ra thế giới bên ngoài,” bệnh ở bên ngoài chỉ là biểu hiện tất yếu khi gieo nhân không tốt trong quá khứ.
Và các cái khổ còn lại cũng tương tự như vậy, đều xuất phát từ tâm trí, sau đó ta đồng hóa với những gì trong tâm trí tạo ra cảm giác lo sợ, mong cầu, mong muốn, tham danh lợi…
Diệt khổ
Cách diệt khổ duy nhất đó chính là quay vào bên trong chính mình. Quan sát và không đồng hóa ta với những ý nghĩ trong tâm trí nữa, người ta hay gọi là “Đứng ngoài Nhân Quả và quan sát Nhân Quả”.
Thiền định sẽ giúp bạn định tâm định trí, hóa giải các khổ đau bên trong thế giới nội tâm. Quan sát khổ đau và tách biệt “bản thể” của ta khỏi khổ đau, có rất nhiều phương pháp thịnh để bạn có thể thực hành theo, ví dụ như:
+ Vipassana
+ Hooponopno
+ Tất cả chỉ là ý nghĩ – “Ta” nằm ngoài mọi ý nghĩ
Kết luận
Như vậy, khổ đau được xuất phát khi ta đồng hóa ta với tất cả những ý nghĩ khởi sinh trong tâm trí. Cách vượt qua khổ đâu chính là đứng ngoài, không đồng hóa Ta với tất cả những ý nghĩ khởi sinh trong tâm trí nữa, từ đó ta sẽ luôn ở giữ được tâm trí ở, Phật thích ca định nghĩa là, con đường Trung đạo (Không hoan hỉ cũng không buồn).