Bản Ngã Là Gì? Triệt Phá Bản Ngã – Chân Ngã, Vô Ngã

Bản ngã là gì, sao trong Phật giáo người ta vẫn thường hay nhắc đến bản ngã với một ý nghĩa không tốt. Có thật là như vậy không? Hãy cùng Vô Vi phân tích chuyên sâu bản ngã là gì, kèm với đó là Chân Ngã, Vô Ngã.

Bản ngã là gì?

Trong Hán tự, ta phân tích từ bản ngã là gì, như sau:

+ Bản nghĩa là Bổn

+ Ngã nghĩa là Tôi

=> Bản ngã chính là cái tôi, chính tôi.

Bản ngã được hiểu rộng hơn là tập hợp những năng lượng tích tụ tại Tâm thức lâu năm, có thể trong nhiều kiếp sống tạo ra tính cách riêng biệt của mỗi người, mỗi người có tâm trí mang một tần số năng lượng khác nhau.

Nếu dùng từ Cái Tôi, ta có thể hiểu được rõ ràng hơn về Bản ngã là gì. Ví dụ, một người có trí tuệ hơn người, và người ấy cho mình hơn người khác, kiêu ngạo, kiêu căng. Những người xung quanh nói rằng, anh ta có cái tôi lớn quá, không ai nói anh ta nghe cả.

Bản ngã là sống với cái tôi ấy, cho rằng họ chính là những ngã chấp, đồng hóa với nó và thể hiện ra bên ngoài. Người càng có bản ngã càng lớn, hay cái tôi lớn thường dễ sinh ra nghiệp xấu, họ không biết được bản ngã là gì và cách để thoát khỏi sự đồng hóa ấy.

 

Chân ngã

Khác với bản ngã, chân ngã là những đức tính tốt đẹp của một vị Phật bao gồm: Từ bi, lòng thương người, thật thà, thiện lành…

Chân ngã khác với những gì mà ta đọc trong sách Đắc Nhân Tâm, trong Đắc Nhân Tâm dạy người ta phải cố “gồng mình” thể hiện những đức tính cao đẹp trong khi sâu trong thâm tâm họ thì không muốn như vậy hoặc không thoải mái khi làm như vậy.

Chân ngã thể hiện một cách rất tự nhiên mà không cần phải gồng mình. Một người tu tập tinh tấn, họ sẽ có những đức tính ấy một cách tự nhiên, không gượng ép. Những đức tính ấy như một phần trong họ, nó từ bên trong biểu lộ ra bên ngoài.

Bí quyết làm chủ tâm trí, làm chủ cuộc đời, hướng về cội nguồn tâm linh!

Xem ngay!

Không có thực hành Chân ngã, chỉ có thực hành thiền định, tu tập, hóa giải những năng lượng tồn đọng, “cái tôi” hay bản ngã tan biến thì Chân ngã sẽ tự xuất hiện.

Khi thấu hiểu được bản ngã là gì, ta sẽ càng hiểu sâu sắc hơn về Chân ngã.

 

Vô Ngã

Vô Ngã là không còn ta, không còn cái tôi nữa. Vô Ngã hiện diện khi không có bản ngã và ngược lại, khi bản ngã hiện diện thì không có Vô ngã. Chúng đối lập nhau.

“Khi Ta không tồn tại thì ai chứng kiến mọi sinh khởi đây? Vũ trụ chỉ tồn tại trong tâm thức, nếu ta không tồn tại thì ai chứng kiến sự tồn tại của vũ trụ”

—Trích trong Bộ sách Tất cả chỉ là ý nghĩ

Vô Ngã là một trạng thái mà không ngôn từ nào có thể diễn tả được, chỉ có thể thực hành thiền định, siêu vượt ra mọi hiện hữu mới có thể đạt được Vô Ngã.

Triệt phá bản ngã, hướng đến Vô Ngã

Vô Ngã và Bản Ngã tồn tại đối lập nhau, chính vì thế để đạt được Vô Ngã, ta cần triệt phá Bản Ngã. Triệt phá bản ngã là gì, chúng ta hãy xem 2 cách sau:

Thư giãn

Đôi lúc, có những người họ đến với Vô Ngã, hay giác ngộ thông qua trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi, và ngay lúc ấy, họ bị chìm vào một trạng thái bất tận, không còn cảm giác sân si, chỉ còn sự an lạc đến cùng cực, nhìn thấy vạn vận như một, sống động đến lạ thường.

Họ hòa nhập vào trạng thái nhập định tuyệt đối.

Họ là những trường hợp đặc biệt, tự giác ngộ.

Thậm chí họ không biết bản ngã là gì, chân ngã là gì hoặc vô ngã là gì và ngay cả thiền định, họ cũng không biết hay chưa bao giờ thiền.

Chúng ta bắt gặp Eckart Tolle – Tác giả của những quyển sách tâm linh nổi tiếng ở phương Tây và Việt Nam, ông bất giác giác ngộ khi còn là một người vô gia cư.

Nó đến một cách bất ngờ khi ông bất lực với cuộc sống của mình, và bắt đầu đi tìm cái “Ta” của mình. Ông đã hỏi “Tôi là ai”, “Ai là tôi” và sau đêm ấy, ông đã giác ngộ.

 

Thiền định

Thật ra, cách thư giãn phía trên cũng là thiền định. Thiền định một cách thụ động và không cần biết mình thiền định.

Ở cách này, ta sẽ thiền chủ động hơn, chủ động hướng về Vô Ngã sau khi biết Vô Ngã là gì, bản ngã là gì và về với Vô Ngã như thế nào.

Có rất nhiều pháp thiền có thể giúp ta triệt phá bản ngã, về với Vô Ngã như:

+ Vipassana

+ Thiền kim tự tháp

+ Ho’ooponopono

+ Trường sinh học

+ Tất cả chỉ là ý nghĩ

Trong đó, pháp thiền Ho’oponopono Tất cả chỉ là ý nghĩ là phương pháp thiền hiện đại, đang được nhiều người thực hành hiệu quả.

Đặc biệt, với pháp thiền Tất cả chỉ là ý nghĩ, có đề cập đến các phương pháp, kĩ thuật thiền định cho thiền sinh mới bắt đầu cho đến thiền sinh có căn cơ cao (Dễ dàng đạt được sự giác ngộ).

Đối với người có căn cơ cao, kĩ thuật thiền nhánh tay trái sẽ giúp họ siêu vượt ra mọi tầng thức, thoát khỏi tâm trí, và tiến về với Vô ngã, Niết Bàn, Tánh biết…

Kết luận

Sau bài viết này, ta đã có cái nhìn tổng quát về Bản ngã là gì, chân ngã và Vô ngã là gì; cách để triệt phá bản ngã hướng đến sự an lạc bất tận.

Kèm với đó, các kĩ thuật thiền định, pháp thiện từ quá khứ đến hiện tại có thể giúp ta quay về với bản thể chính mình, triệt phá hoàn toàn bản ngã.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *